Hướng dẫn đầu tư điện mặt trời mái nhà được nhà nước quy định với các thủ tục theo Thông tư 16/2017/TT-BCT. Đây là Thông tư “Quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời”. Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 05/2019/TT-BCT hướng dẫn áp dụng giá mua bán điện mới và mẫu hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà. Tại bài viết sau đây cùng Intech Energy tìm hiểu quy trình lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại nhà.
Lợi ích khi đầu tư điện mặt trời
Đầu tư vào hệ thống điện mặt trời mang lại nhiều lợi ích. Trước hết, ĐMT giúp giảm chi phí điện hàng tháng đáng kể, giúp tiết kiệm tiền và giảm bảo ổn định cho ngân sách gia đình. Hệ thống điện mặt trời cũng tạo ra thu nhập bằng cách bán năng lượng dư thừa vào lưới điện.
Đầu tư vào hệ thống điện mặt trời mang lại nhiều lợi ích
Bên cạnh đó, đầu tư vào điện mặt trời giúp bảo vệ môi trường bằng cách giảm lượng khí nhà kính và ô nhiễm môi trường. Nó cũng làm tăng giá trị bất động sản và giúp gia tăng độ bền và tự tin trong tương lai khi phải đối mặt với biến đổi khí hậu. Cuối cùng, việc lắp đặt điện mặt trời thể hiện tầm nhìn bền vững và cam kết của người đầu tư đối với sự phát triển bền vững và năng lượng sạch.
Hướng dẫn đầu tư điện mặt trời hiệu quả
Thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời áp mái tại các hộ gia đình, doanh nghiệp được hướng dẫn như sau:
-
Chủ đầu tư (bên bán điện) đăng ký đấu nối với bên mua điện (Công ty điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) với các thông tin bao gồm: Địa điểm lắp đặt, quy mô công suất, đường dây tải điện, điểm đấu nối dự kiến. Hai bên thực hiện thỏa thuận đấu nối.
-
Chủ đầu tư thực hiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà theo quy định.
-
Gửi hồ sơ đề nghị bán điện bao gồm: văn bản đề nghị bán điện, tài liệu kỹ thuật về tấm pin quang điện, bộ biến tần, đường dây tải điện, máy biến áp, các giấy chứng nhận xuất xưởng, chứng nhận chất lượng.
-
Các bên thực hiện kiểm tra kỹ thuật, lắp đặt công tơ đo đếm sản lượng điện, tiến hành chốt chỉ số công tơ, ký hợp đồng mua bán điện mặt trời áp mái và đóng điện, đưa hệ thống vào vận hành.
Để phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà, chủ đầu tư cần thực hiện đúng trình tự như trên.
Kinh nghiệm đầu tư dự án điện mặt trời áp mái
Hiện nay có 3 mô hình điện mặt trời áp mái bao gồm:
-
Điện năng lượng mặt trời áp mái độc lập: Mô hình điện mặt trời áp mái loại này lưu trữ điện năng được sản xuất ra tại ắc quy, khi dùng cũng lấy điện từ ắc quy.
-
Điện năng lượng mặt trời áp mái hòa lưới: Điện một chiều được chuyển thành điện xoay chiều có cùng pha và tần số với nguồn điện quốc gia, sau đó cấp cho tải. Người dùng lấy điện từ tải, điện dư trong hệ thống này sẽ hòa vào lưới điện quốc gia.
-
Điện năng lượng mặt trời áp mái lai tạp: Mô hình điện mặt trời áp mái này tích hợp và khai thác ưu điểm của cả 2 mô hình trên. Thường được áp dụng cho nhà máy, bệnh viện và những nơi TIÊU THỤ ĐIỆN CỰC LỚN khác.
Hiện nay có 3 mô hình điện mặt trời áp mái
Lời kết:
Trên đây là hướng dẫn đầu tư điện mặt trời theo quy định, thông tư từ Chính phủ và Bộ Công Thương. Quy định này chỉ áp dụng cho các hộ gia đình, đơn vị lắp đặt điện mặt trời mái nhà. Đối với các đơn vị lắp đặt điện mặt trời mặt đất sẽ có quy định, thủ tục khác.
>>>Có thể bạn quan tâm: