Chống thấm hồ cá là công việc cực kỳ quan trọng giúp ngăn không cho nước trong hồ thấm ra ngoài. Đặc biệt các hồ cá nhân tạo thì càng phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề này. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp chống thấm cực kỳ đơn giản nhưng hiệu quả ngay dưới đây, qua đó giúp hồ cá hoạt động tốt nhất.
Sở dĩ hồ cá bị thấm là do quá trình thi công ban đầu không đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật dẫn đến hồ cá lâu ngày sử dụng bị thấm. Đặc biệt nền và thành hồ dễ bị thấm do tiếp xúc với đất khi bị thấm, lâu dần nước sẽ làm mục thép và bê tông, khiến công trình bị phá huỷ, thậm chí khiến cá bị chết hàng loạt nên cần làm công tác chống thấm kịp thời.
1. Chống thấm hồ cá bằng màng tự dính
Màng tự dính được sử dụng rất phổ biến hiện nay bởi nó rất dễ dàng và tiện lợi, bạn có thể thi công trực tiếp mà không tốn nhiều công đoạn gia nhiệt hay khò nóng. Đặc biệt thời gian thi công rất nhanh, không cần thuê nhân công mà có thể tự mình làm được, vì thế rất tiết kiệm chi phí. Bạn chỉ việc dính lớp màng này xuống đáy hồ là được, sau đó cố định các mép hồ, màng có độ bám dính tốt, tuổi thọ cao và giúp chống thấm triệt để.
2. Chống thấm hồ cá bằng lớp tráng sàn và chất kết nối
Trước tiên bạn cần xử lý mặt bằng hồ cá để chống thấm, loại bỏ hết bụi, tạp chất và dầu mỡ, không để nước đọng lại. Tiếp đó bạn trộn chất kết dính và lớp tráng sàn, cụ thể:
- Chất kết nối: trộn theo tỉ lệ 4 kg xi măng với 1 lít Sika Latex TH và 1 lít nước
- Lớp trát sàn trộn theo tỉ lệ: 1 Xi măng – 3 cát, trộn 1 Sika Latex TH -3 nước.
Sau đó trộn đều hai hỗn hợp trên với nhau cho thành sệt, rồi hành thi công lớp vữa này ngay sau khi lớp hồ dầu kết nối còn ướt. Đợi khi khô là có thể bơm nước trở lại.
3. Chống thấm hồ cá bằng màng khò nóng
Cách chống thấm này cũng có hiệu quả tương đương như màng tự dính. Tuy nhiên sẽ tốn công sức và thời gian hơn một chút vì phải gia nhiệt. Với màng khò nóng này sẽ giúp chống nước triệt để tuyệt đối, hiệu quả lâu dài, cực bền.
4. Chống thấm hồ cá bằng hóa chất chống thấm dạng lỏng
Đây là giải pháp thi công được áp dụng cho nhiều công trình. Cơ chế chống thấm của nó là lợi dụng dạng tồn tại để thẩm thấu đồng đều vào toàn bộ bên trong bê tông, đồng thời tạo phản ứng Silic để xây dựng mạng tinh thể vững chắc.
Ưu điểm của cách chống thấm hồ cá này đó là chống thấm tối ưu triệt để chắc chắn, tồn tại vĩnh viễn, thời gian thi công nhanh chóng, không cần kỹ thuật quá cao và phức tạp. Đặc biệt thích hợp với mọi loại bề mặt hồ, lồi lõm.
5. Chống thấm hồ cá bằng bạt lót hồ
Bạt lót hồ hay màng chống thấm HDPE là dạng bạt nhựa HDPE với nguyên liệu nhựa nguyên sinh được sử dụng để chống thấm rất hiệu quả đặc biệt là hồ nuôi cá, với hệ số thấm rất nhỏ lên đến 10-14 cm/s thì gần như nước không thể thấm qua lớp màng nhựa hdpe này được qua đó giữ nước cho hồ nuôi cá đặc biệt hiệu quả. Màng nhựa HDPE này hiện đang được ứng dụng rộng rãi với công tác lót hồ nuôi cá, hồ tôm và công tác chấm thấm xử lý môi trường và hiện nay được bà con nông dân cũng như các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để nuôi cá, nuôi tôm…đồng thời chất lượng từ nhựa nguyên sinh nên có thể sử dụng lâu dài độ bền cao theo thời gian có thể lên đến vài chục năm.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết và chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
>> https://duluanxahoi.com/tin-tuc/
.