Màng chống thấm khò nóng – vật liệu xây dựng tối ưu nhất

Nhựa đường là một trong những vật liệu chống thấm truyền thống được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn cho công trình của mình. Và một phiên bản nâng cấp hơn của nó – màng chống thấm khò nóng cũng nhận được sự quan tâm lớn, thế nhưng người thực sự hiểu về loại vật liệu này lại không nhiều. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết nhất một về loại vật liệu xây dựng này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1.  Màng chống thấm khò nóng là gì?

Màng chống thấm khò nóng còn được biết đến với tên gọi màng chống thấm gốc BITUM, vật liệu này là sự kết hợp hoàn hảo của hỗn hợp chất nhựa đường và cao su nhân tạo cùng một vài phụ gia khác.

Màng chống thấm khò nóng 1

So với nhựa đường dạng lỏng, màng chống thấm BITUM vẫn giữ được khả năng bám dính nhưng lại mang tới nhiều ưu điểm như khả năng chống thấm tốt, độ bám dính cao và dễ dàng vận chuyển. 

2. Ưu – nhược điểm của màng chống thấm khò nóng:

Màng chống thấm gốc BITUM có những đặc tính ưu việt như:

+ Khả năng bám dính chắc chắn trên nhiều về mặt khác nhau nên được ứng dụng trong nhiều công trình như sàn mái, ban công, chống thấm lộ thiên,…

+ Khả năng chống thấm cực tốt, giúp ngăn ngừa tình trạng thấm dột tuyệt đối, bảo vệ kết cấu công trình luôn bền vững với thời gian.

+ Tính cơ học cao, có khả năng chịu tác động của ngoại lực, độ co giãn tốt do đó hạn chế tình trạng xuất hiện vết nứt trên bề mặt thi công.

Màng chống thấm khò nóng 2

+ Thích nghi tốt với môi trường có độ biến thiên nhiệt độ lớn do có độ đàn hồi tốt.

+ Chống nấm mốc và vi sinh vật phát triển, do đó giúp công trình luôn bền đẹp và sạch sẽ.

+ An toàn với sức khỏe của con người, bảo vệ môi trường bền vững.

Tuy vậy, màng chống thấm nhựa đường cũng có một vài nhược điểm như:

+ Thích hợp với bề mặt thi công rộng, đối với các bề mặt nhỏ hẹp thì quá trình thi công đòi hỏi mất nhiều thời gian hơn bình thường.

Màng chống thấm khò nóng 3

+ Đòi hỏi người thi công cần tỉ mỉ, thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình nhằm mang đến hiệu quả bám dính cao nhất.

>> Bài viết nổi bật:

3. Quy trình thi công màng chống thấm khò nóng:

Quy trình thi công màng chống thấm khò nóng cần đảm bảo những bước sau:

+ Bước 1: Làm sạch bề mặt thi công:

  • Đối với bề mặt thi công mới, ở bước làm này, bạn chỉ cần dọn dẹp những vật cản, dị vật trên bề mặt để đảm bảo bề mặt thi công sạch sẽ nhất.
  • Với bề mặt thi công cũ kỹ, bạn cần tháo lắp những dụng cụ, thiết bị ra khỏi bề mặt (nếu có) và loại bỏ các vết ố, rêu mốc,… mà mài phẳng bề mặt.
  • Hãy trám những vết rỗ, vết nứt trên bề mặt thi công, đối với vết nứt dài, bạn có thể đục vết nứt thành hình xương cá và tiến hành trám vết nứt đó lại bằng keo.

+ Bước 2: Thi công lớp lót cho bề mặt: Bạn có thể dùng cọ hoặc rulo để quét lớp lót. Đối với các vị trí có ống thoát nước, chân tường, các khe co giãn, bạn nên gia cố thêm một lớp lót nữa để đảm bảo tấm nhựa đường phát huy công dụng tốt nhất. Lưu ý, nếu 24 giờ sau khi quét lớp lót mà bạn chưa kịp dán tấm nhựa đường thì bạn cần quét lại lớp này để màng chống thấm nhựa đường bám dính tốt nhất.

+ Bước 3: Thi công màng chống thấm nhựa đường:

  • Bạn cần trải các tấm nhựa đường thẳng hàng, sao cho vạt bên của mỗi tấm được trải liền nhau 10cm và vạt cuối trải liền nhau 15cm. Lưu ý, bạn nên hạn chế thi công ở góc 90 độ và hạn chế để tấm trải tiếp xúc với nền đất cát để đảm bảo độ bám dính tốt nhất.
  • Tiếp theo, cần dùng đèn khò khí gas để làm cho mặt dưới tấm trải nóng lên, với các mép nối của tấm trải thì bạn sẽ cần khò tấm trải nằm dưới sau đó dùng bay để láng lại bề mặt bên trên và kết dính hai mép nối với nhau.
  • Đối với các bề mặt nghiêng, ta sẽ thi công theo chiều dọc của màng chống thấm.

Màng chống thấm khò nóng 4

+ Bước 4: Nghiệm thu công trình và tiến hành bàn giao cho chủ đầu tư: Bạn có thể thử bơm nước lên bề mặt thi công sau 24 giờ kể từ khi màng chống thấm được dán xong để kiểm tra xem bề mặt có bị ngấm nước hay không.

Màng chống thấm khò nóng 5

Một lưu ý trong quá trình vận chuyển màng chống thấm nhựa đường mà bạn cần biết đó là các cuộn chống thấm cần được dựng thẳng đứng, không xếp chồng trong cùng 1 pallet để tránh làm ảnh hưởng chất lượng chống dính của màng.

Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về màng chống thấm khò nóng, hy vọng rằng những thông tin trên có thể giúp bạn lựa chọn được loại vật liệu chống thấm phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc để lại ý kiến dưới phần bình luận để nhận được sự tư vấn kịp thời nhất

>> Có thể bạn quan tâm: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *