Hầu hết các thành phần tạo nên những tấm thu năng lượng mặt trời có thể tái chế được. Những lo lắng về việc xử lý những tấm thu năng lượng mặt trời sẽ không đến mức phải báo động nếu có đủ quy định rõ ràng và công nghệ tốt.
Ai sẽ chịu trách nhiệm tái chế?
Theo số liệu của Tổng công ty Điện lực thành phố HCM cho chúng ta thấy: Tính đến ngày 1/11/2020, trên địa bàn của TP.HCM có gần 11.281 công trình điện mặt trời mái nhà đã nối lưới với tổng cộng công suất trên 192 MWp. Bên cạnh đó, còn có hơn 70 công trình điện năng lượng mặt trời mái nhà độc lập. Tổng công suất điện phát lên lưới điện trong 10 tháng năm 2020 đã đạt gần 52 triệu kWh.
Ngoài ra, với các trang trại điện mặt trời, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, EVN đã đưa vào vận hành hơn 100 dự án với tổng công suất 6.314MWp (tương đương 5.245MWac), trong sô đó chỉ riêng trong quý II/2019 có gần 90 dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 4.000 MWp được EVN đưa vào vận hành.
Sự bùng nổ của điện năng lượng mặt trời đã tạo nên sự đa dạng về nguồn trong chuỗi cung ứng trong hệ thống điện quốc gia, góp phần không nhỏ giảm bớt nguy cơ thiếu điện và nhận được sự ủng hộ của rất nhiều hộ dân, nhà đầu tư và chính quyền.
Tấm quang điện phổ biến được dùng ở Việt Nam là tấm quang điện silic. Thành phần tấm pin này dùng công nghệ silic bao gồm lớp tế bào quang điện, lớp kính trước của tấm quang điện, tấm nền của pin, khung tấm pin mặt trời…
Hầu hết các thành phần trong này đều có thể tái chế được. Khi chúng ta tái chế tấm quang điện chắc chắn có lãi. Hầu như toàn bộ vốn thu hồi được. Trong lĩnh vực xử lý rác thải , thu hồi được 90% là có lãi. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ bắt đầu có năng lượng mặt trời, mà vòng đời các tấm pin lên đến trên 20 năm nên chúng chưa được thu hồi nhiều để chúng ta tái chế vì cần có số lượng lớn, không một dám ai xây nhà máy khi nguyên liệu chưa đủ cả.
Hotline: 0966966819
Địa chỉ: Lô 5+6, KCN, Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội.
Xem thêm: Business Laptops