Đối tượng và điều kiện hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu

Công việc kế toán luôn đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ bởi có rất nhiều sổ sách, chứng từ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp. Từ quyết định sử dụng hóa đơn điện tử, tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNDN, các hồ sơ giấy tờ khi báo cáo tài chính, khi thực hiện hoàn thuế,… kế toán luôn phải đảm bảo tính chính xác khi xử lý. Nhằm giúp giảm tải khối lượng công việc cho kế toán, bài viết này sẽ chia sẻ về đối tượng và điều kiện hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu.

Hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp khi xuất khẩu chịu thuế suất 0%, doanh nghiệp nếu đã nộp thuế được hoàn tương ứng với 2 trường hợp sau:

1. Đối với DN chỉ phát sinh hoạt động xuất khẩu

Doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế GTGT đã nộp ở khâu xuất khẩu theo tháng, quý (tùy thuộc việc doanh nghiệp kê khai tính thuế theo tháng hoặc theo quý) nếu có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu chưa khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên. Trường hợp thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu dưới 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

2. Đối với DN phát sinh nhiều hoạt động bán hàng cả ở nội địa và xuất khẩu

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu sẽ được hoàn thuế GTGT cho DN chỉ khi số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên.

DN đáp ứng các điều kiện sau nếu trong kỳ phát sinh hoạt động xuất khẩu thì được hoàn thuế:

– Doanh nghiệp đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hợp pháp

– DN có đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

– Thực hiện lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật

– Có tài khoản tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp

– Trong kỳ doanh nghiệp phát sinh hoạt động xuất khẩu, thỏa mãn số thuế GTGT chưa khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (hoặc chưa được khấu trừ hết) từ 300 triệu đồng trở lên

thuế GTGT

Để được hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu, DN cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Hợp đồng bán, gia công hàng hóa cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài. Nếu trường hợp ủy thác xuất khẩu là hợp đồng ủy thác xuất khẩu và biên bản thanh lý hợp đồng (trường hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc có thể là biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên ủy thác xuất khẩu và bên nhận ủy thác xuất khẩu

– Tờ khai hải quan đối với hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan;

– Hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn xuất khẩu hoặc hóa đơn tiền gia công;

– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Chú ý: Một số trường hợp đặc biệt không cần tờ khai hải quan:

– Cơ sở kinh doanh xuất khẩu phần mềm qua phương tiện điện tử: thay vì phải khai tờ khai hải quan, cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ các thủ tục để xác nhận bên mua đã nhận được hàng theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử;

– DN có hoạt động xây lắp công trình ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan;

– Cơ sở kinh doanh cung cấp điện nước, văn phòng phẩm và hàng hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất gồm lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng gồm đồ bảo hộ lao động: áo, mũ, giày, ủng, găng tay…

Những điều DN cần biết về nộp thuế điện tử hải quan

Kê khai điều chỉnh các sai sót trên tờ khai thuế giá trị gia tăng

Việc thanh toán qua ngân hàng được hiểu là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập khẩu sang bên xuất khẩu theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định trên hợp đồng và tại ngân hàng

– Trường hợp thanh toán chậm trả thì trên hợp đồng phải có quy định rõ;

– Nếu doanh nghiệp ủy thác xuất khẩu thì phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng của bên nhập khẩu cho bên nhận ủy thác, tương tự của bên nhận ủy thác cho bên ủy thác.

– Các trường hợp được coi là thanh toán qua ngân hàng bao gồm 11 trường hợp được quy định chi tiết tại Điểm b Khoản 3 Điều 16 Thông tư 219/2013-TT/BTC.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *