Chúng ta có thể thấy rõ Việt Nam là thị trường rất tiềm năng được rất nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn đầu tư vào Việt Nam.
Đăc biệt hơn nữa trong năm 2020 thế giới đang phải chống chọi với dịch bệnh COVID-19 nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng,
Tuy nhiên VN đã đối phó và kiểm soát được dịch bệnh tương đối thành công tới thời điểm hiện tại, được các quốc gia đánh giá cao. Chính vì vậy mà các quốc gia khác đặc biệt muốn chọn Việt Nam là nước ưu tiên số 1 để đầu tư vào.
Ngoài những quốc gia bên Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á đã và đang đầu tư vào VN thì phải kể đến hai quốc gia đang đầu tư khá mạnh vào nước chúng ta là NHẬT BẢN & HÀN QUỐC. Vậy trọng quá trình đầu tư vào VN thì có những khó khăn gì cho các nước?
Bài viết dưới đây chúng tôi xin được lấy quốc gia Nhật Bản để thảo luận chính cho chủ đề của bài viết:
Nhật Bản là thị trường xuất nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, với quan hệ chính trị tốt đẹp, hòa hợp giữa nhân dân hai nước là bệ đỡ vững chắc giúp quan hệ thương mại VN & Nhật Bản phát triển tích cực, bền vững.
Năm 2020 được kỳ vọng là nằm quan hệ hai nước sẽ phát triển vượt bậc về mọi mặt nhưng cả hai nước đều gặp những khó khăn vô cùng lớn của đại dịch COVID-19 mang lại, khiến cho việc vận tải hàng hóa và trao đổi nhân lực bị gián đoạn, ảnh hưởng nặng nề đến giao thương hai nước.
Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh và bắt đầu tái lập trạng thái BÌNH THƯỜNG MỚI để phát triển kinh tế; nhưng các hợp đồng kinh doanh thương mại vẫn bị ảnh hưởng tiêu cực từ COVID, các chuỗi cung ứng, tiêu thụ bị đứt gãy dẫn tới nhiều giao dịch không được thực hiện hoặc chi phí thực hiện giao dịch tăng lên rất cao đẩy doanh nghiệp đứng trước các rủi ro pháp lý (hợp đồng bị vi phạm), dẫn đến TRANH CHẤP & KIỆN TỤNG.
Nhằm cung cấp thông tin về các phương án giải quyết tranh chấp phù hợp, giúp các quan hệ thương mại doanh nghiệp VN & Nhật Bản có thể phát triển bền vững. Trung tâm trọng tài quốc tế VIAC và trường đại học Việt Nhật, đại học quốc gia Hà Nội, trung tâm nghiên cứu hòa bình bền vững RCSP thuộc đại học Tokyo hội thảo để giải quyết tranh chấp cho các doanh nghiệp VN & Nhật Bản
1.Trọng tài và Hòa giải VN, các phương thức tối ưu cho tranh chấp thương mại:
VN dựa trên Luật thương mại 2005 đưa ra các hình thức giải quyết tranh chấp như: Thương lượng- Hòa giải- Trọng tài hoặc Tòa án.
Áp dụng Luật đầu tư 2017 giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh như: Tòa án VN, Trọng tài VN, Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế, Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập
Dựa trên hiệp định giữa VN và Nhật Bản về tự do xúc tiến và bảo hộ đầu tư 14/11/2003 Điều 14 nêu rõ bất kỳ tranh chấp nào, trong chừng mực có thể, sẽ được gải quyết thông qua hòa giải bằng thương lượng giũa các bên tranh chấp đầu tư. Nếu bất kỳ một tranh chấp đầu tư nào không thể giải quyết được thông qua thương lượng trong vòng ba tháng kể từ khi nhà đầu tư đề nghị thương lượng bằng văn bản, theo yêu cầu của nhà đầu tư liên quan, vụ tranh chấp đầu tư sẽ được đệ trình theo một trong hai cơ chế sau:
- Giải quyết bằng hòa giải hoặc trọng tài theo những quy định công ước Washington ngày 18/3/1965 về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà nước và công dân nước khác, nếu công ước này có hiệu lực giữa các bên ký kết, hoặc giải quyết bằng hòa giải hoặc trong tài theo các quy định quy chế bổ sung của trung tâm quốc tế giải quyết tranh chấp đầu tư, nếu công ước trên không có hiệu lực giữa các bên ký kết
- Giải quyết bằng trọng tài thương mại theo quy định về thủ tục trọng tài của ủy ban luật thương mại quốc tế của liên hợp quốc, được ủy ban luật thương mại quốc tế của liên hợp quốc thông qua từ ngày 28/4/1976
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP): Tham vấn và thương lượng
Trình khiếu kiện ra trọng tài có thể trình lên theo khoản 1 theo Công ước ICSID và quy tắc tố tụng trọng tài, theo cơ chế phụ trợ ICSID, theo quy tắc trọng tài UNCITRAL, theo thiết chế hoặc quy tắc trọng tài khác nếu nguyên đơn và bị đơn đồng ý.
Thực tiến giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ VN
Khuyến nghị nên khai thác theo cơ chế hòa giải thương mại năm 2017, bảo đảm hiệu lực thi hành theo luật tố tụng dân sự 2015, tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức trọng tài
2. Trọng tài hòa giải Nhật Bản và Luật JCAA
Nhật Bản là một nước có nền tảng trọng tài và có thể nói là một môi trường thân thiện trong hòa giải thương mại. Nhật Bản là nơi phân xử trọng tài áp dụng trọng tài quốc tế.
Luật phân xử tuân thủ mô hình luật trọng tài thương mại quốc tế UNCITRAL. Hơn nữa do Nhật Bản là thành viên của Công ước New York về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Ví dụ nếu phán quyết trọng tài ban hành tại VN được yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Nhật Bản thông qua tòa án Nhật Bản, thì có thể thực hiện suôn sẻ trong khuôn khổ Công ước New York.
Ngoài ra Nhật Bản đã có đạo luật thường được gọi là Luật sư nước ngoài quy định phạm vi các dịch vụ pháp lý mà một luật sư nước ngoài có thể được thực hiện trên lãnh thổ Nhật Bản. Luật này đã được sửa đổi theo hướng nới rộng phạm vi, cho phép trọng tài quốc tế.
Mặc dù các luật sư nước ngoài đã được phép tranh tụng tại các vụ trọng tài quốc tế tại Nhật Bản từ lâu; nhưng vẫn tồn tại cách tiếp cận rằng luật sư nước ngoài không thể tham gia các vụ kiện trọng tài giữa hai doanh nghiệp Nhật Bản, vì đây là các vụ kiện trọng tài nội địa chứ không phải trọng tài quốc tế.
Từ bây giờ, ngay cả đối với các tranh chấp giữa các doanh nghiệp Nhật Bản, nếu thỏa mãn điều kiện rằng cổ đông nước ngoài sở hữu tối đa cổ phần của một bên, hoặc luật điều chỉnh là luật nước ngoài thì luật sư nước ngoài hoàn toàn có thể tham gia tranh tụng tại các vụ kiện này nên Nhật bản sẽ trở thành địa điểm hòa giải và trọng tài hấp dẫn hơn sau khi sửa đổi.
Thông tin JCAA:
- Hiệp hội trọng tài Nhật bản, tổ chức hàng đầu về trọng tài hòa giải tại nhật bản hiện nay. JCAA là tổ chức trọng tài, hòa giải lâu đời nhất tại Nhật bản được thành lập năm 1953 các văn phòng JCAA có khắp Nhật Bản.
- Nhưng trong các vụ việc trọng tài và hòa giải sẽ được điều phối và giám sát bởi ban thư ký đặt tại Tokyo và Osaka
Quy tắc tố tụng trọng tài & quy tắc hòa giải theo JCAA:
Quy tắc tố tụng trọng tài và hòa giải được sửa đổi năm 2019 áp dụng theo ba mô hình chính:
- Dựa theo luật UNCITRAL
- Quy tắc tố tụng trọng tài thương mại
- Quy tắc tố tụng trọng tài tương tác ( hình thức này giảm chi phí luật sư cho các doanh nghiệp VN bang việc tập trung nguồn lực vào những yêu cầu, vấn đề mà hội đồng trọng tài cho là cần quan tâm)
Quy tắc hòa giải JCAA sửa đổi năm 2020:
- Quy tắc trọng tài thương mại của JCAA đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thủ tục hòa giải nêu ra tại công ước Singapore về hòa giải thương mại quốc tế
Kết luận: Mối quan hệ giữa JCAA và VN trong 10 năm qua, các vụ tranh chấp có liên quan yếu tố VN tại JCAA bao gồm 02 vụ trọng tài và 01 vụ hòa giải. Một trong số đó là vụ vừa tiếp nhận trong năm nay.
Do chỉ mới có 03 vụ việc nên rất khó để đưa ra nhận định về xu hướng của các tranh chấp. JCAA đã ký thỏa thuận hợp tác với Trung tâm trọng tài quốc tế VN để đưa ra các giải quyết đúng chính xác công bằng cho các doanh nghiệp hai nước.
Trên là nội dung thảo luận để giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp VIỆT NAM và NHẬT BẢN hai bên đã đưa ra các phương thức giải quyết cụ thể dưới nhiều góc nhìn, khía cạnh khác nhau giữa hai nước.
Hi vọng bạn đọc có thể biết được thêm thông tin cần thiết cho cá nhân cũng như có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình khi xảy ra tranh chấp.